cinnamon-6092689

CIGARETTE CASSIA

Brand: ECOLUTION
Origin : VIET NAM
Specification:
Moisture: 13.5% max
Admixture: 1% max
Length: 8-20cm
Rolling: 80% (min)
Natural color, smooth touch, very good curve
Unit count:USD
Payment:TT Or L/C at sight 100%
Delivery:21 days after signed Sales contract
Port:Haiphong Port, Vietnam
Supply ability: 70 MT/Month
Packing: 1kg net/bag, cartons (net 10 kg)
Container : 8MT/ 20FT; 17,5MT/40FT

QUE SAO

LONG STICK CASSIA

Brand: ECOLUTION
Origin : VIET NAM
Specification:
Moisture: 13.5% max
Admixture: 0.5% max
Large petals: 2cm up (80%min)
Broken: 7% max
No fungus, natural colour
Unit count:USD
Payment:TT Or L/C at sight 100%
Delivery:21 days after signed Sales contract
Port:Haiphong Port, Vietnam
Supply ability: 70 MT/Month
Packing:cartons (net 10 kg)
Container : 6MT/ 20FT; 13MT/40FT

cinnamon-2321116

POWDER CASSIA

Brand: ECOLUTION
Origin : VIET NAM
Specification :
Moisture: 13,5% max
Oil content: 2-4%
Reddish colour
Packing: PP, PE (net 20- 30kg)
Container capacity: 15MT/ 20FT, 25MT/ 40HQ
Health Benefits of cassia:
In Eastern Medical, cassia is used to treat a variety of maladies, including blurred vision, bloodshot eyes, constipation, high blood pressure, diabetes, stomach and muscle spasms, diarrhea, erectile dysfunction, flatulence, kidney disorders, nausea and vomiting, cramps, bed wetting, menstrual problems, cancer, to incite abortion, depression and many more
Unit count:USD
Payment:TT Or L/C at sight 100%
Delivery:21 days after signed Sales contract
Port:Haiphong Port, Vietnam
Supply ability: 70 MT/Month

sieu-thuc-pham-superfood-01-que

Cách Phân Biệt Các Loại Tinh Bột Quế

Tinh bột quế là loại tinh bột được chiết xuất từ cây quế và có nhiều ứng dụng trong nấu ăn và chế biến thực phẩm. Tùy vào cách sản xuất và xử lý, tinh bột quế có thể được phân loại thành hai loại chính sau:

  1. Tinh bột quế không đóng kết: Đây là loại tinh bột quế có hàm lượng tinh bột cao, màu trắng sáng và không có khả năng đóng kết. Loại tinh bột này thường được sử dụng để làm bột chiên, bột xốp và các loại bánh ngọt.
  2. Tinh bột quế đóng kết: Đây là loại tinh bột quế có khả năng đóng kết cao, do đó thường được sử dụng để làm các sản phẩm bánh mì, bánh quy, bánh phô mai và kem. Loại tinh bột này cũng có màu và hương vị đặc trưng của quế.

Ngoài hai loại tinh bột quế trên, còn có thể phân loại dựa trên hàm lượng tinh bột và độ tinh khiết của sản phẩm. Cụ thể:

  1. Tinh bột quế có độ tinh khiết cao: Đây là loại tinh bột quế được sản xuất từ nguyên liệu quế chất lượng cao và không chứa các tạp chất khác. Loại tinh bột này thường có giá cao hơn và được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp.
  2. Tinh bột quế có hàm lượng tinh bột cao: Đây là loại tinh bột quế có hàm lượng tinh bột cao hơn so với loại tinh bột quế thông thường. Loại tinh bột này thường được sử dụng để làm bột chiên, bột xốp và các sản phẩm bánh ngọt khác.
  3. Tinh bột quế pha trộn: Đây là loại tinh bột quế được pha trộn với các thành phần khác, chẳng hạn như bột mì, bột bắp, đường và muối. Loại tinh bột này thường được sử dụng để làm các sản phẩm bánh mì, bánh quy và các sản phẩm bánh ngọt khác.

Việc phân loại tinh bột quế đúng loại và chất lượng cần thiết là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hương vị của các sản phẩm chế biến thực phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về cách phân loại tinh bột quế, hãy tham khảo các chuyên gia hoặc các nguồn tài liệu tham khảo để có thông tin chính xác hơn.

h1-074121_369

Cuộc sống đổi thay nơi ‘thủ phủ’ quế vùng Tây Bắc

Được mệnh danh là ‘thủ phủ’ của cây quế vùng Tây Bắc, Văn Yên hiện có 50.000 ha, mỗi năm khai thác 15.000 tấn quế vỏ, mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân…

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái trao quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên trên đất Thái Lan cho lãnh đạo huyện Văn Yên tại Lễ hội quế Văn Yên lần III. Ảnh: Thái Sinh.
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái trao quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên trên đất Thái Lan cho lãnh đạo huyện Văn Yên tại Lễ hội quế Văn Yên lần III. Ảnh: Thái Sinh.

Tổng diện tích quế của tỉnh Yên Bái hiện có khoảng trên 70.000 ha, trong đó huyện Văn Yên chiếm gần ba phần tư. Đặt chân tới Văn Yên chỗ nào cũng thấy quế, quế mọc quanh nhà, khắp núi tầng tầng lớp lớp từ thung lũng lên tận đỉnh rừng.

Xã Viễn Sơn là nơi người Dao đầu tiên trồng quế. Ông Bàn Thừa Phú đã tìm trên rừng được giống quế quý mang về trồng cách nay gần 200 năm rồi truyền lại cho con cháu cách trồng, chăm sóc và thu hoạch. Từ đó, cây quế dần dần lan ra khắp các xã trong huyện.

Tổng diện tích tự nhiên của xã Viễn Sơn có 4.230 ha, trong đó diện tích quế hơn 2.600 ha. Trung bình mỗi năm, người dân Viễn Sơn khai thác khoảng 2.000 tấn quế vỏ khô. Tính ra bán cả vỏ, thân, cành, lá, người dân thu 30-35 tỷ mỗi năm. Nhiều gia đình giàu có nhờ trồng quế, những đại gia quế có từ 10 ha trở lên, ví như gia đình ông Nguyễn Kim Hín, ông Lý Chiến Thắng (thôn Khe Lợ) trồng 10 ha quế, ông Bàn Tài Chu, Bàn Phú Hoa (thôn Đồng Lụa) trồng từ 15-20 ha quế, mỗi năm thu vài trăm triệu.

Nói đến quế Văn Yên người ta đều nhắc tới ông Hoàng Văn An, dân tộc Tày (xã Đại Sơn), người có công rất lớn trong việc vận động người dân trồng quế, tìm giống quế quý từ Quảng Ninh về trồng, hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác, xây dựng đồi quế nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại…Từ đó phong trào trồng quế lan rộng khắp các xã, Văn Yên thành lập Lâm trường quế Đại Sơn, rồi phong trào “Đưa quế sang sông”… Quế được đưa từ các xã Đại Sơn, Viễn Sơn qua sông Hồng trồng ở các xã Yên Thái, Mậu Đông, Ngòi A, Quang Minh, An Bình, Lâm Giang, Lang Thíp…

Thu hoạch quế. Ảnh: Thái Sinh.
Thu hoạch quế. Ảnh: Thái Sinh.

Chất lượng quế Văn Yên được đánh giá là tốt nhất nước. Những năm trước đây người ta chỉ bán vỏ, gần hai chục năm nay thì cây quế bán được cả  lá, cành và thân cây. Hàng năm nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên gần 700 tỷ đồng. Do giá trị cây quế mang lại rất lớn cho người trồng quế, nên hàng năm diện tích trồng mới từ 1.200-1.500 ha.

Quế Văn Yên nổi tiếng trên thế giới, tháng 1/2010, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên.

Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, với trên 500 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế, bột quế, tinh dầu quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ.

Hiện Văn Yên có gần 100 cơ sở chế biến quế, trong đó có nhiều doanh nghiệp thu mua quế để xuất khẩu, nhiều nhà máy chưng cất tinh dầu quế và cơ sở chế biến gỗ mọc lên khắp vùng trồng quế, mỗi năm Văn Yên chưng cất trên 300 tấn tinh dầu, gần 70.000 m3 gỗ quế.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có 100% vốn nước ngoài đầu tư chế biến quế xuất khẩu. Ảnh: Thái Sinh.
Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có 100% vốn nước ngoài đầu tư chế biến quế xuất khẩu. Ảnh: Thái Sinh.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có 100% vốn nước ngoài, trụ sở đóng tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Mỗi năm công ty chế biến gần 3.000 tấn hàng hóa từ quế. Với trên 200 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ.

Sản phẩm chế biến từ cây quế vô cùng phong phú, với khoảng gần 500 sản phẩm, được các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chế tác đã trở thành thứ hàng hóa vô cùng độc đáo được bày bán ở nhiều nơi trên đất nước.

Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, ngoài 8 nhà máy chưng cất tinh dầu quế của các công ty: Hương liệu Việt Trung, Đạt Thành, HTX Bách Lâm, Trà thảo mộc Quế Phát, Công ty CP LNS – Thực phẩm Yên Bái, Trường An, Tân Thịnh… Ngoài ra còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế mô hình hộ gia đình, sản phẩm 600 – 800 kg/năm.

Ngôi nhà cao tầng mọc lên giữa rừng quế. Ảnh: Thái Sinh.
Ngôi nhà cao tầng mọc lên giữa rừng quế. Ảnh: Thái Sinh.

Cây quế đã mang lại nguồn thu cho người dân, Văn Yên hiện có rất nhiều tỷ phú quế, nhiều ngôi nhà 2 – 3 tầng mọc lên giữa rừng quế. Cuộc sống đổi thay, làng quê đổi mới, người trồng quế chỉ có giàu chứ không còn nghèo như vài chục năm trước đây.

Hàng năm vào giữa tháng 10, Văn Yên tổ chức Lễ hội quế, nhằm tôn vinh cây quế và quảng bá những sản phẩm về quế, để hương quế ngày một bay xa. 

Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/cuoc-song-doi-thay-noi-thu-phu-que-vung-tay-bac-d314292.html

cay-que-1-1669973237566816162565

Cây “vàng xanh” là cây gì mà cho nhà nông Yên Bái vàng thật, thoát nghèo nhanh, làm giàu nhanh?

Từ một loại cây trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, qua thời gian cây quế đã đem lại thu nhập cao cho nông dân Yên Bái, thậm chí nhiều hộ trở thành tỷ phú. Đến nay, tỉnh Yên Bái cũng là nơi có diện tích trồng quế lớn nhất cả nước, trở thành cây “vàng xanh”…

Trồng quế thu nhập tiền tỷ, xây nhà to

Tháng 9/2000, được sự vận động của Hội Nông dân và chính quyền địa phương, anh Giàng A Sáu (ở thôn Sài Lương 3, xã An Lương, Văn Chấn, Yên Bái) đã cùng gia đình trồng 7ha quế đầu tiên trên mảnh đất rừng được Nhà nước giao. Hàng năm, gia đình Sáu đều mở rộng diện tích trồng: Năm 2001 trồng thêm 5ha, đến năm 2002 trồng thêm 10ha.

Những năm tiếp theo, nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình A Sáu mở rộng đầu tư, nâng tổng diện tích quế đạt trên 40ha. Đến năm 2017, diện tích quế trồng đã cho thu hoạch có chất lượng tốt, đủ điều kiện để xuất khẩu ra nước ngoài. Thu nhập từ cây quế đã giúp gia đình A Sáu có điều kiện xây nhà kiên cố, mua xe tải để phục vụ sản xuất.

Anh Giàng A Sáu chia sẻ: “Ngày xưa mình trồng quế cũng không nghĩ cây có giá trị như thế này, chỉ biết là trồng rồi bóc vỏ đi bán cũng được tiền. Sau này khi giá quế lên cao thì mình càng muốn làm nhiều. Không phải vì mình khôn nên được nhiều đâu, muốn được nhiều tiền thì phải chịu khó, vì mình chịu khó nên có được nhiều tiền như thế này”.

“Vàng xanh” cho nhà nông Yên Bái vàng thật - Ảnh 1.
Giàng A Sáu chăm sóc đồi quế mới trồng lại. Ảnh: Hoàng Hữu

Tỉnh Yên Bái thường xuyên cử cán bộ khuyến nông về cơ sở, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mới trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình cây sinh trưởng; khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm quế…

A Sáu cho biết, những ngày đầu trồng cây quế cũng gặp nhiều khó khăn do chỉ trồng quế bằng hạt. Bây giờ, nhờ ươm quế bằng bầu, tuy mất nhiều tiền hơn, kỳ công hơn, nhưng nắng hay mưa đều trồng được và hơn hết là cây không bị chết. 

Để chủ động được nguồn cây giống cho diện tích 40ha của gia đình, A Sáu đã dành một diện tích đất để tự ươm giống. Việc tự ươm giống so với mua ở ngoài lợi thế hơn là cây quế lên khỏe, tỷ lệ sống cao và tiết kiệm chi phí.

Được biết, năm 2019, Giàng A Sáu bán đồi quế được 3 tỷ đồng. Đầu tháng 6/2021, anh tiếp tục bán một đồi quế với giá 4 tỷ đồng. Ngoài mang lại thu nhập cao cho gia đình, những đồi quế bạt ngàn của gia đình anh còn tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên với mức lương 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng.

Cây “vàng xanh” là cây gì mà cho nhà nông Yên Bái vàng thật, thoát nghèo nhanh, làm giàu nhanh? - Ảnh 3.

Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây Quế còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái). Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái.

Trong khi đó, ở vùng trồng quế lâu đời của huyện Văn Yên, số hộ đồng bào người Dao có thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng từ trồng quế “đếm không xuể”. Văn Yên cũng là nơi có diện tích trồng quế vào hàng lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 52.000ha (chiếm hơn 55,7% diện tích quế toàn tỉnh).

Hàng năm nông dân huyện Văn Yên xuất bán ra thị trường khoảng 5.000 tấn vỏ quế khô các loại; sản lượng cành lá quế đạt khoảng 65.000 tấn/năm; sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt gần 51.000m3/năm; cây quế giống trên 150 triệu cây. Tổng doanh thu các sản phẩm từ quế năm 2022 đạt tới gần 1.000 tỷ đồng.

Thông tin tại hội thảo khoa học nâng cao giá trị và thương hiệu quế Văn Yên vừa tổ chức mới đây cho thấy, cây quế đã có bước phát triển mạnh trên địa bàn huyện Văn Yên. Bình quân mỗi 1ha quế đem lại thu nhập khoảng trên 900 triệu đồng. 

Đặc biệt đối với những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, người trồng rừng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì giá trị có thể đạt trên 1 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Văn Yên – ông Hà Đức Anh khẳng định, cây quế ở huyện Văn Yên được đồng bào người Dao trồng từ hàng trăm năm nay, với nét văn hóa độc đáo là trong gia đình khi con cái đã lớn (bất kể là trai hay gái) sắp đến tuổi dựng vợ gả chồng thì sẽ được cho một khoảnh đất đồi để trồng quế. Và đến nay, không chỉ đồng bào người Dao mà nhiều đồng bào các dân tộc khác trong huyện Văn Yên cũng hưởng ứng cách làm này.

Nhiều chính sách nâng tầm cây quế

Hiện toàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi, với tổng công suất khoảng 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm; hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô hộ gia đình, sản xuất theo phương pháp thủ công, mỗi năm sản xuất từ 300-800kg/năm/cơ sở.

Mặc dù sản phẩm quế tỉnh Yên Bái đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường, tuy nhiên tinh dầu quế được sản xuất mới chỉ là sản phẩm thô, hàm lượng tinh dầu thấp đạt từ 82-85% và chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính. Các sản phẩm chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, bột quế… chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước nên chưa phát huy hết giá trị.

Để phát triển cây “vàng xanh” bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, tỉnh Yên Bái đã định hướng phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 tại 5 huyện, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, với diện tích trên 80.000ha.

Cây “vàng xanh” là cây gì mà cho nhà nông Yên Bái vàng thật, thoát nghèo nhanh, làm giàu nhanh? - Ảnh 5.

Cây quế đang là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nông dân nhiều địa phương tỉnh Yên Bái.

Tập trung phát triển vùng quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế. Nhân rộng các mô hình trồng quế theo hướng thâm canh, hữu cơ, hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Phấn đấu có 20.000ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ.

Theo đó, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất quế bền vững theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm quế Yên Bái thâm nhập vào các thị trường lớn, giá trị cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao…

Nguồn: https://danviet.vn/cay-vang-xanh-la-cay-gi-ma-cho-nha-nong-yen-bai-vang-that-20221017170841368.htm

ron-rang-mua-thu-hoach-vo-que

Văn Yên: Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm quế vươn xa

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên trên 139.000 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 75%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50%.

Rộn ràng mùa thu hoạch vỏ quế

Vùng Quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời nay và gắn liền với cuộc sống của người Dao vùng cao Văn Yên, gồm các xã Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Tân Hợp, Viễn Sơn và Đại Sơn. Các xã này nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây Quế Văn Yên. Người Dao nơi đây chịu khó, cần cù, đã gắn bó với cây quế, nghề quế từ lâu đời, do đó những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Nhiều gia đình đã coi quế là thứ “vàng xanh” quý giá, là của để dành cho con cháu muôn đời sau.

Để giúp người dân khai thác giá trị của cây quế, nhiều năm qua, huyện Văn Yên đã đưa chỉ tiêu trồng quế vào kế hoạch hàng năm; xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua quế vỏ, chế biến tinh dầu quế tại các xã, thị trấn. Hàng năm diện tích quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác trên địa bàn huyện đạt từ 2.000 – 2.500 ha/năm, trong đó chủ yếu là trồng lại sau khai thác.

Nhờ đó đến nay Văn Yên đã hình thành vùng nguyên liệu quế rộng lớn ở khắp 25/25 xã thị trấn với trên 52.000 ha, trong đó diện tích quế tập trung trên  25.300 ha đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã nằm ở khu vực hữu ngạn sông Hồng; trên 4.000 ha quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ. Với diện tích đó, Văn Yên đã trở thành vùng chuyên canh quế hàng hóa lớn nhất cả nước.

Mỗi năm, Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 5.000 tấn vỏ quế khô các loại; sản lượng cành lá quế đạt khoảng 65.000 tấn/năm; sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt gần 51.000 m3/năm; cây quế giống trên 150 triệu cây. Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng.

Các sản phẩm từ quế đã xuất khẩu đi 18 quốc gia, vùng lãnh thổ, ngoài ra còn nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế, tinh dầu, gỗ quế rất đa dạng và phong phú với trên 30 loại như hộp quà quế, túi thơm, tinh dầu treo xe, lọ tăm, lọ hoa, lọ trà, đèn ngủ, tranh quế, ấm chén quế, điếu quế… ; các sản phẩm chế biến tiểu thủ công nghiệp từ quế như trà quế, hương nhang quế, nước lau sàn, rửa chén từ quế.

Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng gần 1 nghìn tỷ đồng. Cây quế đã giúp hàng nghìn hộ nông dân của huyện vươn lên thoát nghèo bền vững, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, nhất là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện cải thiện thu nhập, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 Công nhân chế biến quế kẹp số 3 – mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao

Nhiều hộ người Dao có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ cây quế. Từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện trung bình mỗi năm giảm 5,3%. Kinh tế khởi sắc, đời sống vật và  chất tinh thần của người dân không ngừng tăng lên. Đến nay, huyện Văn Yên có 15/25 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2022 có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 18 xã.

Đi đôi với việc vận động nhân dân trồng quế theo vùng nguyên liệu tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện Văn Yên đặc biệt chú trọng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quế bằng việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, tập trung vào các xã vùng cao nhằm bảo tồn nguồn gien có giống tốt.

Thực hiện đề án bảo tồn nguồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa, huyện Văn Yên đã lựa chọn được 90 cây quế khỏe mạnh, sạch bệnh, đường kính thân trên 30 cm, chiều cao 15m ở các xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm để bảo tồn nguồn gien.

Ngoài ra còn bảo tồn 14,5 ha quế tập trung ở các xã Mỏ Vàng, Đại Sơn, Viễn Sơn để làm nguồn giống cung ứng cho công tác trồng quế hằng năm và phục vụ du lịch sinh thái.

Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học – Công nghệ, đã cấp bằng chỉ dẫn địa lý cho 8 xã vùng quế của huyện.

Từ tháng 8/2020, quế Văn Yên là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi EVFTA.

Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan đã quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên tại Thái Lan. Điều đó đã khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ.

Cùng đó, Văn Yên có trên 4.000 ha quế hữu cơ đạt chứng nhận Châu Âu, Mỹ.

Năm 2021, huyện đã xây dựng 1 dự án liên kết theo chuỗi giá trị quế hữu cơ trên địa bàn huyện, quy mô 1000 ha tại xã Đại Sơn. Hiện nay, huyện Văn Yên đã có 27 sản phẩm OCOP, trong đó 16 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2022 đang xây dựng sản phẩm quế hữu cơ đạt chứng nhận OCOP 4 sao.Trên địa bàn huyện có 2 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh trong đó có nhiều các sản phẩm OCOP về quế.

Để tạo mối dây liên kết người trồng và những người kinh doanh các sản phẩm chế biến từ cây quế, huyện Văn Yên đã xây dựng các chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật; tổ chức tập huấn cho người dân cách trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật; thành lập hiệp hội chế biến quế;  đồng thời huyện đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua và tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến quế; xúc tiến thương mại liên kết sản xuất, kinh doanh quế trên địa bàn, từng bước nâng cao giá trị của cây quế.

Đến nay trên địa bàn huyện có 11 nhà máy chưng cất tinh dầu quế; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ đảm bảo chất lượng xuất khẩu; hàng trăm cơ sở, hộ gia đình thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh trên 50 sản phẩm quế như: Quế kẹp số 3, quế khâu, quế chẻ, quế bào ống điếu, quế khúc, quế thuốc lá, quế bột… các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế…; 9 hợp tác xã và trên 100 cơ sở chế biến gỗ quế; ngoài ra còn có 5 hợp tác xã,  trên 200 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh cây quế giống, để cung ứng cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Sản phẩm quế Văn Yên ngày càng đa dạng, phong phú 

Nhờ hướng đi đúng, cây quế Văn Yên đã vượt qua những thăng trầm biến động của cơ chế thị trường,  vững vàng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong vùng.

Với những ưu thế vượt trội là cây trồng đa lợi ích, giá trị kinh tế cao, quế trở thành cây kinh tế chủ lực của riêng Văn Yên và là một trong số những cây kinh tế chính tham gia vào thị trường nông – lâm sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), huyện Văn Yên quy hoạch diện tích và ổn định vùng quế chất lượng cao để không bị ảnh hưởng uy tín, thương hiệu; đến năm 2025 phát triển diện tích cây quế đạt từ 60.000 ha trở lên, trong đó vùng trồng quế tập trung trên 25.000 ha tập trung tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của cây quế Văn Yên.

Ông Luyện Hữu Chung, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Trong thời gian tới, huyện Văn Yên tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa quế Văn Yên vào các thị trường phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; gắn trồng quế với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế; quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm quế; tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, trong đó có sản phẩm quế, theo hướng chế biến sâu, nâng cao giá trị của cây quế. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai một số mô hình kết hợp với trồng quế như mô hình nuôi gà ri, nuôi lợn bản, trồng cây dược liệu dưới tán quế.Từ cây quế chủ lực làm tiền đề cất cánh, đưa thương hiệu quế Văn Yên vươn xa, Văn Yên phấn đấu xây dựng nông thôn ngày càng tiến bộ, văn minh, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn được nâng cao. Đây là  những yếu tố quyết định để vùng đất quế Văn Yên phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc, quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Nguồn: https://thanhtra.com.vn/kinh-te/kinh-te-tong-hop/van-yen-nang-tam-gia-tri-thuong-hieu-san-pham-que-vuon-xa-202955.html

img-8447

Đất quế Văn Yên đột phá chuyển đổi số

Mạnh dạn chuyển đổi số nhằm khai thác hiệu quả nhà văn hóa và kiến tạo những kỳ họp chất lượng, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã đột phá rõ nét đời sống tinh thần và vật chất cho người dân xứ núi.

“Công dân số” Khe Bành

Bí thư Chi bộ thôn Khe Bành (xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên), ông Triệu Chằn Ton, rút ra chiếc smartphone mới cứng khoe chúng tôi những bức ảnh chụp hôm cả bản ra nhà văn hóa giao lưu chuyển đổi số. Một ngôi nhà khang trang, khoảng sân rộng lát gạch đỏ, bên trong đủ bàn ghế cho hàng chục người ngồi, lại thiết kế cả sân khấu rất đẹp. Hai cái loa to, micro xịn, tivi màn hình phẳng, bàn mixer kỹ thuật, tất cả kết nối internet rất nhuần nhuyễn dưới bàn tay của lão bản họ Triệu. “Cả bản được họp trực tuyến nhé. Họp huyện nói gì, tỉnh nói gì, dân muốn có ý kiến gì, nhà văn hóa kết nối nhanh lắm”, ông Ton vui vẻ cho biết.

Huyện Văn Yên đề ra 14 chỉ tiêu cụ thể trên 3 trụ cột chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, 63 phần việc, 19 chỉ tiêu cơ bản. Toàn huyện hướng đến 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên cổng trực tuyến, 90% hồ sơ công việc cấp huyện và 70% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Hiện đã có 86 phần việc chuyển đổi số được 77 cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đăng ký thực hiện.

Ở xã Châu Quế Hạ, nhà văn hóa bản Khe Bành của người Dao là một địa chỉ điển hình trong 92 “nhà văn hóa số” toàn huyện. Một cuộc hưởng ứng chưa từng có về chuyển đổi số, tưởng chừng bỡ ngỡ ở núi rừng Tây Bắc nhiều khó khăn, đã diễn ra khá thú vị khi người Dao góp tiền sắm sửa cho nhà văn hóa và tự trang bị smartphone với kiến thức công nghệ cần thiết.

“Nhà văn hóa số” theo hai mức, từ có thiết bị âm thanh, hệ thống wifi cho đến mức nâng cao có màn hình tivi và thiết bị thông minh phục vụ trực tuyến. Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, ông Hà Đức Anh khẳng định đây là mô hình đầu tiên trên toàn quốc. “Chúng tôi có Bộ tiêu chí tạm thời về công dân số và bám sát thực tiễn địa phương và xây dựng nên “công dân số”, tạo hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt”, ông Hà Đức Anh nói.

Khắp các thôn bản ở Văn Yên đều có “Tổ chuyển đổi số cộng đồng” hướng dẫn triển khai các nền tảng, ứng dụng công nghệ số đến người dân. Từ đây nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, ban công tác Mặt trận và các đoàn thể. Thôn Khe Bành còn lập nhóm Zalo với 85% đại diện số hộ dân tham gia. Họ bàn bạc việc bản, phổ biến chính sách mới, “up” tin vui, ảnh đẹp. Đến nay 100% đảng viên của Khe Bành đã biết cài đặt, sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” phục vụ sinh hoạt Chi bộ.

Có lẽ đây là con số gây ngạc nhiên: Khe Bành đã phủ sóng di động 4G, có 200 hộ sở hữu smartphone (đạt gần 100%); có 368 người được tập huấn kỹ năng số cơ bản, 80% người dân đã cài đặt và được hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến; số người được hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt đạt 70%; gần 80% người dân cài sử dụng nền tảng “Sổ sức khỏe điện tử”, được tư vấn khám chữa bệnh từ xa VOV Bacsi24… Bản làng xa xôi Khe Bành, nơi đặc biệt khó khăn của xã Châu Quế Hạ với hầu hết là người Dao sinh sống, hộ nghèo chiếm tới một phần ba, nhưng được chọn diễn ra “Tuần lễ chuyển đổi số” của huyện. Nhiều ý kiến trước đó cho rằng huyện đã mạo hiểm “làm ngược” khi chọn bản này để tổ chức ngày hội số, nhưng kết quả khá ấn tượng. “Khe Bành đã cho huyện kinh nghiệm quý, và cũng minh chứng bước đi mạnh dạn của cán bộ khi phát động chuyển đổi số từ nơi khó khăn nhất. Phép thử Khe Bành thành công, hà cớ gì các thôn còn lại không làm được? Văn Yên sẽ hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, và phấn đấu đến năm 2025 sẽ là địa phương đứng đầu tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số”, Phó Chủ tịch huyện Lã Thị Liền phấn khởi nói.

Nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, và cái chung tay đồng lòng của người dân, dĩ nhiên có doanh nghiệp viễn thông đồng hành, những mô hình: “Thôn chuyển đổi số”, “Nhà văn hóa số”, “Công dân số” ở đất quế Văn Yên đã lập tức thu trái ngọt. Anh Lê Văn Nguyện – Tổ trưởng Tổ công nghệ cộng đồng xã Châu Quế Hạ, cho biết bà con khắp các thôn rất háo hức, phấn khởi kéo nhau đến nhà văn hóa đăng ký thẻ ngân hàng, sổ khám bệnh, và cài đặt mã định danh điện tử. Các bạn trẻ thì càng hăng hái, họ hỗ trợ đắc lực bà con hình thành thói quen sử dụng công nghệ số vào đời sống và công việc hằng ngày.

Đưa nông sản lên sàn điện tử

Chỉ hơn một năm, huyện Văn Yên có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp chủ lực được đăng ký, niêm yết, giao dịch trên các sàn điện tử. Thị trường vươn đến đến các tỉnh, thành trên cả nước. Ông Đặng Công Long – Giám đốc HTX Nông sản Thị trấn Mậu A cho biết: Hiện đã có 6/13 sản phẩm của đơn vị “lên sàn” những địa chỉ lớn như: Voso.vn, Postmart.vn. Cơ hội quảng bá rộng và thanh toán rất nhanh.

Nay toàn huyện đã có 103 sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản chủ lực đủ điều kiện lên sàn thương mại điện tử, trong đó sàn Postmart có 25 sản phẩm, sàn Voso.vn có 78 sản phẩm. Nhiều sản phẩm đã phát sinh đơn hàng đều đặn, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận, như tinh dầu của Công ty Nam dược Đại Phú An, Công ty TNHH Trà Thảo mộc Quế Phát, HTX Quế Văn Yên, bún khô của HTX Thanh Mai… Đã có 5.445 tài khoản đã tạo app trên sàn điện tử và cài trực tiếp cho các hộ dân. Và chính cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trẻ được vận động đi đầu việc mua sắm trên sàn điện tử, kích thích giao dịch tăng lên trông thấy. Người Dao vùng đất quế Văn Yên đã thực sự tiên phong, truyền cảm hứng cho cả tỉnh Yên Bái tạo ra giá trị mới cho nông sản.

Những “kỳ họp không giấy tờ”

Đại biểu tự sắm smartphone, máy tính xách tay, và đã sẵn nền tảng số, các thiết bị phụ trợ, đã kiến tạo những “kỳ họp không giấy tờ” khá hiệu quả ở Văn Yên. Không khí trực tuyến nghiêm túc từ những cuộc họp lan tỏa về tận xã, thôn bản, tổ dân phố. Mạnh dạn tới mức cả những kỳ họp HĐND cũng “không giấy tờ”, và thị trấn huyện lỵ Mậu A đã tiên phong ứng dụng, từ đây hàng loạt các xã đã vào cuộc. Đại biểu nhận “file” tài liệu từ hôm trước (có nhóm “zalo đại biểu”), thoải mái nghiên cứu và thậm chí có ý kiến lên hội đồng ngay trong đêm. Không tốn giấy, cũng không còn cảnh đại biểu chạy ngược xuôi xin tài liệu.

Những kỳ họp cấp huyện đã chuyển hàng trăm bộ tài liệu bản cứng vào file. Đỡ vất vả nhất chính là bộ phận văn phòng. Văn Yên đã chọn năm 2022 là “Năm đột phá về chuyển đổi số” từ những thành công của “nhà văn hóa số” và “công dân số” Mậu A, Khe Bành, Viễn Sơn, Đại Sơn…

Nói về chuyển đổi số, cuộc gặp mặt cuối năm ở đất quế với 300 bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, tổ dân phố, cán bộ mặt trận huyện Văn Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn rất vui mừng ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của những hạt nhân quan trọng. Những người sát dân, gần dân, hiểu dân nhất, là “cánh tay nối dài” trực tiếp của chính quyền cấp xã, và tạo nên đột phá chuyển đổi số ở vùng núi sâu xa. “Phản ánh nhanh, kiến nghị nhanh qua nền tảng số, họ là cầu nối hiệu quả nhất giữa chính quyền với dân, là nhân tố xây dựng chính quyền, tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh”, ông Trần Huy Tuấn nói.

Nguồn: http://daidoanket.vn/dat-que-van-yen-dot-pha-chuyen-doi-so-5704519.html